Việc chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, khiến cho việc giãn cách ngày càng tăng cao. Chính vì thế mà nguồn cung thanh khoản của đất ngày càng có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngay cả dòng tiền cũng bắt đầu chuyển sang chứng khoán để có thể chờ quay lại sau dịch. Đã có khá nhiều nhà đầu tư phải chấp nhận bắt lỗ do áp lực của tài chính. Bên cạnh đó các chuyên gia còn nhận định rằng, diễn biến của thị trường đất nền ngay lúc này chỉ mang tính giải quyết tạm thời. Thị trường đất nền còn bị kiểm soát nghiêm ngặt hơn nữa. Để mọi người không khỏi hoang mang, ngay sau đây chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin về thị trường đất nền có dấu hiệu suy giảm mạnh đáng nghiêm trọng.
Những cơn sóng nhỏ vùng ven nổi bật
Ông Trần Khánh Quang – Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa cho rằng thị trường bất động sản đang ở trạng thái “tạm lắng có kiểm soát”. Các nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thị trường đã chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng cho đợt dịch lần này. Và nắm bắt tình hình thị trường bất động sản giảm khối lượng giao dịch. Theo vị chuyên gia, thị trường 6 tháng cuối năm phụ thuộc phần lớn vào việc kiểm soát dịch COVID-19. “Khoảng hết quý III/2021, nếu dịch COVID-19 kiểm soát tốt. Thì sẽ có một cơn sóng bất động sản nhỏ, nhất là đất nền vùng ven. Song đó chỉ là cơn sóng nhỏ về thị trường đất nền” – ông Quang nhận định.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cảnh báo, ở bối cảnh thị trường hiện nay. Các nhà đầu tư “lướt sóng” cần phải hết sức thận trọng. Song với người mua ở thực, thời điểm này có thể làm chủ thị trường. Có thể lựa chọn một bất động sản như ý với giá tốt, vị trí tốt để đầu tư lâu dài.
Thị trường đất nền lao dốc cực sốc
Việc giãn cách khiến nguồn cung, thanh khoản đất nền phía Nam giảm mạnh. Dòng tiền chuyển sang chứng khoán để chờ quay lại sau dịch. Báo cáo của DKRA Việt Nam cho biết, trong tháng 7, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2021. Thị trường đất nền sơ cấp (chủ đầu tư chào bán lần đầu) tại TP HCM và các tỉnh giáp ranh (Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu). Không ghi nhận nguồn cung mới được chào bán. Lực cầu (nhu cầu) chung toàn thị trường lao dốc, không có giao dịch thành công trên thị trường sơ cấp. Do giãn cách kéo dài đã ảnh hưởng đến tất cả hoạt động của nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản kém kỷ lục so với giai đoạn trước khi dịch bùng phát. Vào cuối tháng 7, thị trường xuất hiện một số nhà đầu tư có sử dụng đòn bẩy tài chính. Nó chịu áp lực về lãi vay chấp nhận cắt lỗ, giảm giá bán. Hoặc giảm một phần lợi nhuận để thu hồi dòng vốn. Đơn vị này dự báo sự phục hồi của thị trường phụ thuộc vào tình trạng khống chế dịch bệnh ở địa bàn TP HCM và các tỉnh thành khác.
Trao đổi với ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu phát triển DKRA Việt Nam cho biết. Trong tháng 7, lần đầu tiên thị trường đất nền TP HCM và các vùng (tỉnh) phụ cận gần như không có giao dịch mua bán do việc giãn cách xã hội. Ông Hoàng cho rằng có ít nhất 3 lý do khiến thị trường đất nền tiếp tục trầm lắng kéo dài.
Những lý do khiến cho thị trường đất có dấu hiệu suy giảm mạnh?
- Lý do thứ nhất, nhà đầu tư đất nền thường phải đi đến tận nơi xem xét vị trí. Và hiện trạng khu đất rồi mới quyết định xuống tiền mua. Việc mọi người phải ở nhà để phòng dịch đẩy thị trường đất nền thứ cấp lao dốc.
- Lý do thứ hai khiến đất nền suy giảm trên thị trường thứ cấp. Theo ông Hoàng, đó là tâm lý thận trọng của người đầu tư ngay cả khi họ có điều kiện tài chính. Đa số mang tính chờ đợi hết giãn cách và quan sát xem thị trường biến động như thế nào.
- Lý do thứ ba, một số người có điều kiện tài chính đã chuyển dòng tiền sang chứng khoán. Ngay trong thời gian chờ thị trường bất động sản hoạt động trở lại sau giãn cách xã hội.
Ông Hoàng phân tích thêm, không chỉ sụt giảm thanh khoản ở phân khúc đất nền phân lô. Mà các phân khúc khác như căn hộ, chung cư, nhà phố biệt thự đều gặp nhiều khó khăn; mãi lực kém trong tháng 7 vừa qua. Một số ít các nhà đầu tư nếu sử dụng vốn vay và bị áp lực tài chính đến hạn phải trả trong khi các khoản thu nhập bị ảnh hưởng do dừng hoạt động kinh doanh buôn bán/cho thuê … nên phải rao bán giảm giá để thoát hàng.
Tuy nhiên, việc giảm giá của nhà đầu tư thứ cấp chưa đại diện cho toàn thị trường. Vì động thái này có thể chỉ mang tính giảm lợi nhuận kỳ vọng của người rao bán. Số người giảm giá thực để cắt lỗ, thoát hàng thường do bị áp lực tài chính. Trong khi đó, đa số người mua đầu tư mang tính dài hạn, chấp nhận để đó chờ qua dịch.