Trái phiếu doanh nghiệp tăng, kênh huy động vốn phát triển mạnh

Trong thị trường chứng khoán, chắc chắn ai cũng thường hay nghe đến trái phiếu và cổ phiếu của công ty. Đây là hai yếu tố trọng tâm trong thị trường này. Cả hai đều có những chức năng khác nhau nhưng chúng vẫn mang lại lợi ích cho người đầu tư. Cả trái phiếu lẫn cổ phiếu, chúng đều những rủi ro riêng; vì vậy, bạn phải nắm rõ khái niệm và những quy định pháp luật liên quan đến đối tượng này. Đối với trái phiếu, các kênh huy động vốn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng nên việc huy động vốn là rất cần thiết. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải cân nhắc kĩ trước khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là một dạng trái phiếu có hình thức phát hành khá giống với các loại trái phiếu chính phủ quen thuộc mà bạn đã từng nghe qua. Với chức năng công nhận nghĩa vụ nợ của một người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể. Đây được coi là một hình thức huy động vốn thường được áp dụng bởi các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Có sự ràng buộc về mặt pháp lý rất cao.

Khái niệm của trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Khái niệm của trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Người phát hành là các doanh nghiệp. Người mua phiếu là người cho các doanh nghiệp tiến hành vay tiền. Đây cũng là chủ nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Người mua trái phiếu khác hoàn toàn với người sở hữu cổ phiếu của một doanh nghiệp. Thu nhập từ trái phiếu là tiền lãi. Khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Đây là khoản nợ bắt buộc phải thanh toán. Do đó các doanh nghiệp muốn giải thể hoặc tuyên bố phá sản phải hoàn tất các khoản nợ này theo quy định của pháp luật. Nó chỉ mang tính ổn định và độ rủi ro không quá lớn. Tuy nhiên, nó lại không có quyền điều hành và kiểm soát công ty như cổ phiếu.

Số liệu thống kê phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam, 7 tháng đầu 2021, có tổng cộng 376 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị đạt 235.094 tỷ đồng. Nhóm các ngân hàng thương mại vẫn dẫn đầu thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Con số tổng giá trị phát hành đạt tới 95 nghìn tỷ đồng. Trong đó, có 79% trái phiếu phát hành với kỳ hạn từ 2-4 năm, lãi suất thấp từ 3-4.2%. Nhóm bất động sản xếp vị trí thứ 2 với tổng khối lượng phát hành 75.8 nghìn tỷ đồng; trong đó, có khoảng 15% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu; lãi suất phát hành dao động trong khoảng 8-13%/năm.

Về triển vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Bộ phận Nghiên cứu Chứng khoán Thu nhập Cố định Khối dịch vụ Xếp hạng tín nhiệm Fiin Ratings dự báo, về dài hạn, kênh huy động qua trái phiếu doanh nghiệp vẫn sẽ phát triển mạnh và quy mô sẽ sớm tiệm cận với quy mô thị trường cổ phiếu. Riêng trong năm 2021 thì quy mô phát hành mới sẽ không lớn như năm 2020. Bởi vì, hoạt động phát hành riêng lẻ sẽ giảm đi. Cùng với đó, các hình thức chào bán ra công chúng sẽ tăng lên đáng kể.

Những rủi ro khi phát hành loại phiếu này

Cũng liên quan đến phát hành trái phiếu riêng lẻ, đặc biệt là trái phiếu phát hành không có tài sản đảm bảo, Bộ Tài chính đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo với nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành cũng như tổ chức phân phối nhằm đảm bảo thị trường phát triển an toàn, minh bạch. Trong đó, Bộ Tài chính khuyến nghị, nhà đầu tư cần cân nhắc rủi ro khi quyết định đầu tư. Bạn cần tìm hiểu kỹ các điều kiện, điều khoản và tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành. Đặc biệt, nhà đầu tư cần hết sức thận trọng khi quyết định mua trái phiếu của doanh nghiệp có tình hình tài chính kém, kinh doanh thua lỗ; doanh nghiệp phát hành không có tài sản đảm bảo.

Trước khi đầu tư, bạn nên cân nhắc thật kỹ rồi hãy đưa ra quyết định
Trước khi đầu tư, bạn nên cân nhắc thật kỹ rồi hãy đưa ra quyết định

Nhà đầu tư cá nhân cũng cần thận trọng với việc chào mời và cam kết của các tổ chức phân phối trái phiếu trong đó có việc xác nhận nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, không mua trái phiếu doanh nghiệp chỉ vì lãi suất cao. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Do đó, rủi ro của trái phiếu vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

Trả lời