Tiền đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Do đó mà tất cả chúng ta đều “liều mạng” kiếm tiền. Có những người làm việc tăng ca hơn 8 tiếng một ngày. Có người làm 2, 3 công việc cả full time lẫn part time. Có người sống vô cùng tiết kiệm để chắt chiu từng đồng một,… Tuy nhiên nếu chỉ sống tiết kiệm hay chăm chỉ thì đó hoàn toàn không phải là giải pháp thông minh để tích góp tiền. Chúng ta phải làm sao để “tiền đẻ ra tiền” bằng cách đầu tư sinh lời. Người Việt Nam thường ưu tiên đầu tư bất động sảng đến vàng rồi mới đến chứng khoán.
Những kênh đầu tư phổ biến
Gửi tiết kiệm là kênh đầu tư truyền thống. Nó là kênh đầu tư phổ biến trên thế giới và càng phổ biến ở Việt Nam. Ngay cả trong dịch bệnh thì năm 2020, hệ thống ngân hàng giảm lãi suất nhưng huy động vốn trong dân cư vẫn tăng khoảng 13%.
Kênh đầu tư thứ hai là vàng. Năm ngoái các nhà đầu tư vàng có thể nói là thắng lớn khi giá vàng đã tăng khoảng gần 30%. Sang tới năm nay, vàng lại là một kênh đầu tư tương đối rủi ro. Vì biến động phụ thuộc nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh trên thế giới và trong nước.
Kênh đầu tư tiếp theo là bất động sản. Đây rõ ràng là kênh đầu tư người dân Việt Nam ưa chuộng vì gắn với nhu cầu dự trữ, tích luỹ và văn hoá đầu tư, sở hữu.
Chứng khoán đang được ưu chuộng hơn
Kinh tế trưởng VinaCapital cho rằng chứng khoán vốn không phải ưu tiên của người Việt. Nhưng đã lên ngôi khi không có giải pháp đầu tư hấp dẫn hơn. Ông Michael Kokalari là Chuyên gia Kinh tế trưởng của quỹ đầu tư VinaCapital. Trong báo cáo mới công bố nhận định sự sôi động của thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.
Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường cũng biến động mạnh từ năm ngoái đến nay. Chỉ trong nửa đầu 2021, số tài khoản của nhà đầu tư mới đã nhiều hơn năm 2019 và 2020 cộng lại. Hiện tượng này có một phần nguyên nhân từ việc giảm khoảng 1,5% lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn một năm. Dẫn đến người dân phải tìm kiếm các kênh đầu tư thay thế khi tiền gửi đáo hạn.
Thị trường bất động sản đang giảm
Theo chuyên gia này, nhà đầu tư Việt Nam vốn ưu tiên đầu tư vào bất động sản, vàng rồi mới đến chứng khoán. Tuy nhiên, thị trường bất động sản gần đây giảm dần vì một số lý do. Bao gồm chậm tiến độ xây dựng do dịch bệnh. Trong khi vàng cũng mất dần sức hút. Vì chênh lệch mua bán đã thu hẹp từ năm ngoái. Và giá trong nước cũng cao hơn thế giới 17%.
“Trong bối cảnh không có nhiều giải pháp đầu tư khác hấp dẫn hơn, ngày càng có nhiều người gửi tiết kiệm trong nước chuyển sang chứng khoán”, ông Michael Kokalari nói.
Có những tín hiệu tích cực cho thị trường chứng khoán nước ta
Chuyên gia này cho rằng, tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư cá nhân còn rất thấp so với quy mô dân số. Nhưng sự hưng phấn của họ là tín hiệu tích cực. Cho thấy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện số lượng người có tài khoản giao dịch chứng khoán cá nhân chiếm 3% dân số. Tương đương với tỷ lệ người dân Đài Loan có tài khoản chứng khoán cách đây 35 năm.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ người tham gia chứng khoán lên 5% vào năm 2025. Và con số sẽ tăng lên 10% vào năm 2030. Đây là mục tiêu hoàn toàn khả thi.
“Việt Nam đang áp dụng “mô hình phát triển Đông Á”. Đây là mô hình mà Đài Loan và các nước trong khu vực từng áp dụng. Mục đích để phát triển thịnh vượng và kéo theo thị trường chứng khoán tăng trưởng thần tốc. Do đó, chúng tôi tin rằng chứng khoán Việt Nam cũng đang ở giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng kéo dài nhiều thập kỷ”, ông Michael Kokalari khẳng định.
Làn sóng đầu tư vào chứng khoán dự kiến tiếp tục tăng
Ông dự đoán làn sóng nhà đầu tư cá nhân vào thị trường chứng khoán còn tiếp diễn trong những thập kỷ tới. Cơ quan điều hành thị trường mới đây đã nâng cấp hệ thống giao dịch. Mục đích để đáp ứng nhu cầu đầu tư. Đồng thời giải quyết tình trạng nghẽn lệnh.
Hệ thống do Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc phát triển cũng đang được thử nghiệm để hỗ trợ giao dịch bán khống, T+0. Ngoài ra, các mảng dịch vụ kiến tạo thị trường chứng khoán hiện đại như công ty quản lý quỹ, quỹ hưu trí doanh nghiệp… cũng đang được sắp xếp để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhanh.