Thị trường cung – cầu ổn định tại khu cực Đồng bằng sông Cửu Long

Nhờ sự hỗ trợ, kiểm soát chặt chẽ từ chính quyền địa phương mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng tại các tỉnh thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long giảm đi được phần nào áp lực của vấn đề cung – cầu hàng hóa trong bối cảnh dịch bệnh nguy hiểm như hiện nay. Thị trường chung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện đảm bảo được nguồn cung hàng hóa dồi dào giúp đáp ứng tốt sức tiêu thụ, giá thành được bình ổn và có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Bên cạnh đó, việc lưu thông hàng hóa cũng trở nên thuận lợi hơn nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn trong tình hình giãn cách xã hội hiện nay.

Thị trường Đồng bằng sông Cửu Long ổn định

Dù phải kéo dài thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch song thị trường hàng hóa tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến nay vẫn ổn định, nguồn cung dồi dào, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân với giá cả được kiểm soát tốt. Đánh giá của Sở Công Thương các tỉnh thành vùng ĐBSCL cho thấy, đến nay thị trường hàng hóa thiết yếu của các tỉnh đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu của người dân, không có hiện tượng khan hiếm hay nâng giá.

Cần Thơ

Theo Ông Hà Vũ Sơn – Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ, thị trường ổn định là kết quả từ các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Những giải pháp đưa ra đã giúp việc cung ứng, lưu thông hàng hóa thuận lợi. Đồng thời còn đảm bảo cung ứng đầy đủ cho người dân.

Cần Thơ thí điểm mô hình "mang chợ ra phố"
Cần Thơ thí điểm mô hình “mang chợ ra phố”

Cụ thể, TP Cần Thơ phát huy chuỗi phân phối hiện đại của 8 siêu thị. Ngoài ra còn có 134 cửa hàng tiện ích. Không những thế mà còn tổ chức 46 điểm bán hàng bình ổn và mô hình “mang chợ ra phố”… Nhờ đó góp phần hạn chế người dân tập trung mua hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích. Đồng thời đảm bảo kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Vĩnh Long

Tại Vĩnh Long, theo Sở Công Thương tỉnh này, hiện các hệ thống siêu thị cũng duy trì hoạt động. Đồng thời, hệ thống siêu thị chủ động bổ sung đầy đủ các loại hàng hóa. Giá cả cũng được duy trì bình ổn. Bên cạnh đó, địa phương cũng chú trọng ngăn ngừa những vấn đề tiêu cực trên thị trường. Chẳng hạn như chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp pháp. Nhiều địa phương khác cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền tương tự. Đồng thời hướng dẫn doanh nghiệp, chủ cửa hàng ký cam kết với chính quyền. Qua đó góp phần ổn định thị trường hàng hóa và giá cả.

Hậu Giang

Tại tỉnh Hậu Giang, các DN trên địa bàn chủ động dự trữ 8.151 tấn hàng hóa (trị giá khoảng 200 tỷ đồng). Đồng thời, doanh nghiệp cùng cam kết bán giá bình ổn thấp hơn giá thị trường từ 5-10%. Theo ông Nguyễn Văn Thậm – Phó giám đốc Sở Công Thương, điều này đã giúp thị trường hàng hóa Hậu Giang ổn định.

Mô hình đi chợ hộ được kết nối cùng Viettel Post
Mô hình đi chợ hộ được kết nối cùng Viettel Post

Không chỉ vậy, Sở Công Thương còn phối hợp, kết nối với các doanh nghiệp bưu chính như Viettel Post Hậu Giang, VN Post… Từ đó tổ chức mô hình “Đi chợ hộ” giúp người dân mua sắm thuận lợi hơn. Đây là giải pháp khá hiệu quả trong thời gian giãn cách. Tới thời điểm hiện tại, theo ghi nhận của Sở Công Thương, sức mua trực tiếp tại các chợ, siêu thị và hệ thống cửa hàng bách giảm hơn 50% so với trước giãn cách.

Một số tỉnh thành khác

Tương tự, tại Bạc Liêu, Tiền Giang, Long An… hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa diễn ra ổn định. Lượng hàng hóa cung ứng thị trường dồi dào. Mặt khác, ngành chức năng tăng cường công tác quản lý về giá. Thế nên, giá cả thị trường được kiểm soát tốt.

Các giải pháp hỗ trợ thị trường cung – cầu tại ĐBSL

Theo ngành Công Thương các tỉnh ĐBSCL, trên thực tế thị trường ban đầu có chút khó khăn. Vào những ngày đầu trước và sau khi giãn cách tình hình thị trường có xáo trộn nhẹ. Nguyên nhân là do tâm lý người dân lo lắng, tích trữ hàng, dẫn tới giá có tăng nhẹ. Tuy nhiên với sự hỗ trợ của “Tổ Công tác đặc biệt về đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp” của Bộ Công Thương (Tổ công tác đặc biệt), việc kết nối lưu thông hàng hóa của các địa phương với hệ thống phân phối đã nhanh chóng được tháo gỡ nhanh.

Điều tiết chuỗi cung ứng hàng hóa

Ngoài ra, Tổ công tác đặc biệt cũng phối hợp cùng chính quyền, Sở Công Thương các địa phương đánh giá khả năng cung ứng tại chỗ, xác định nhu cầu hàng hóa cần cung ứng tại địa phương, sẵn sàng cùng các địa phương ứng phó kịp thời nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa cho người dân.

ĐBSCL điều tiết cung ứng nhịp nhàng, đảm bảo đầy đủ hàng hóa tới tay người tiêu dùng
ĐBSCL điều tiết cung ứng nhịp nhàng, đảm bảo đầy đủ hàng hóa tới tay người tiêu dùng

Theo Tổ công tác đặc biệt, xác định dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, việc lưu thông hàng hóa vẫn còn nhiều khó khăn, do đó Tổ công tác đặc biệt sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung – cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý cho các địa phương.

Xúc tiến thương mại

Ðặc biệt còn tăng cường các hoạt động xúc tiến. Qua đó thúc đẩy kết nối giữa nhà sản xuất, cung ứng với các nhà phân phối. Ngoài ra còn có các tổ chức xúc tiến thương mại trong nước ở các địa phương. Đồng thời chủ động phối hợp, hỗ trợ và hướng dẫn các địa phương. Thông qua đó giúp họ quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản trên môi trường số. Trong điều kiện giãn cách xã hội hiện tại, nền tảng số là thị trường lý tưởng cho doanh nghiệp.

Trả lời