Quá trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ chưa mấy khả quan

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo mức tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ có thể đạt 7% trong năm nay. Một con số ấn tượng nếu dịch bệnh của đất nước dần được kiểm soát. Theo Business Insider, nền kinh tế Mỹ đang phục hồi nhanh chóng nhờ các gói kích thích lớn, chiến dịch tiêm chủng và tốc độ mở cửa nền kinh tế nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng ở Hoa Kỳ đạt 6,5% trong quý II năm nay sau 6,3% trong quý đầu tiên. Con số đó thậm chí còn cao hơn trước đại dịch.

Một số trang cho biết chi tiêu của người tiêu dùng, động lực chính của nền kinh tế Mỹ, đã tăng 11,8% trong mùa xuân này, tăng hơn bốn lần so với thông thường hàng quý. Tuy nhiên, biến thể delta của virus SARSCoV2 có khả năng gây rủi ro cho tiến trình phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.

Biến thể Delta gây rủi ro đến tăng trưởng nền kinh tế Mỹ

Biến thể Delta gây rủi ro đến tăng trưởng nền kinh tế Mỹ
Apple phải trì hoãn việc mở lại văn phòng, cửa hàng

Biến thể Delta có lẽ không thể làm nền kinh tế Mỹ bị trật bánh. Song điều đó không có nghĩa nó không phá hỏng các bộ phận của nền kinh tế Mỹ. Đây là nhận định trên tờ Wallstreet Journal. Biến thể Delta khiến các công ty như Apple phải trì hoãn việc mở lại văn phòng. Nhiều lao động chưa muốn đi làm trở lại khiến các nhà tuyển dụng gặp khó để tuyển nhân viên. Các trường học lo lắng liệu có nên mở cửa đón học sinh đến trường vào mùa Thu này.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ giảm

Tại Mỹ, số liệu bán lẻ vừa được công bố cùng kết quả khảo sát mới nhất. Qua đó cho thấy tiến trình phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này còn nhiều chông gai. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ giảm tuần thứ 4 liên tiếp. Đây là thông tin được nhiều tờ báo lớn của Mỹ nhấn mạnh trong các bài viết hôm 19/8. Bloomberg cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 14/8 đã giảm 29.000 đơn, xuống còn 348.000. Số đơn tiếp tục xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào ngày 7/8 cũng đã giảm xuống còn 2,8 triệu. Cả hai số liệu này hiện đang ở mức thấp nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát.

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ giảm
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ giảm tuần thứ 4 liên tiếp

Tờ Tạp chí phố Wall cho biết, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hiện đã giảm bằng 50% so với tháng 1. Và các nhà tuyển dụng đã bổ sung thêm 943.000 việc làm trong tháng 7. Đây là mức cao nhất trong 11 tháng trở lại đây. Các chỉ số này cho thấy thị trường lao động Mỹ đang tiếp tục phục hồi. Ngay cả khi biến thể Delta đang gây nên những bất ổn. Tuy nhiên, ở những khía cạnh khác lại cho thấy tiến trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ đang có những tín hiệu chưa mấy khả quan.

Sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ bị chậm lại

Doanh số bán lẻ giảm

Theo tờ Bưu điện Washington, doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 7 đã giảm hơn dự báo với 1,1%. Sau khi tăng mạnh trong tháng 6. Doanh số bán xe và phụ tùng xe ô tô giảm mạnh nhất với 3,9%. Doanh thu từ kinh doanh trực tuyến đã giảm 3,1%. Chỉ lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và dịch ăn uống có doanh thu tăng. Tờ Tạp chí phố Wall nhận định doanh số bán lẻ tại Mỹ giảm mạnh trong tháng 7 cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ giảm đi. Do sự bùng phát của biến thể Delta.

Doanh số bán lẻ giảm
Doanh số bán lẻ tại Mỹ trong tháng 7 đã giảm hơn dự báo với 1,1%

Còn tờ Thời báo New York nhận định tình trạng này báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ nói chung bị chậm lại. Bài viết dẫn số liệu của Đại học Michigan cho thấy, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong nửa đầu tháng 8 đã giảm hơn 13% so với tháng trước đó. Và hiện đang ở mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Thị trường chứng khoán không khả quan

Trên thị trường chứng khoán, tờ Business Insider đã dẫn kết quả thăm dò của Bank of America với 232 giám đốc điều hành các quỹ đầu tư và chiến lược gia. Qua đó cho thấy những triển vọng không mấy khả quan của thị trường chứng khoán toàn cầu:

– Thứ nhất là kỳ vọng vào sự tăng trưởng của thị trường trong tháng 8 hiện ở mức 27%. Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 20/4. Và giảm mạnh so với mức đỉnh 91% hồi tháng 3 năm nay.

– Thứ hai là kỳ vọng về lợi nhuận cũng tụt dốc, xuống còn 41%. Mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Và giảm mạnh so với mức đỉnh 89% hồi tháng 3 năm nay.

Các chiến lược gia nhận định sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán đã đạt đỉnh. Và giới đầu tư cần bắt đầu chuyển sang thế phòng thủ. Tất cả những dữ liệu này đã phần nào cho thấy triển vọng còn nhiều chông gai trong tiến trình phục hồi của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới.

Trả lời