Nhãn lồng là đặc sản nổi tiếng của địa bàn tỉnh Hưng Yên, được nhiều hộ trồng trọt nơi đây ưu ái lựa chọn và nhận được sự quan tâm, chú trọng của cơ quan địa phương cũng như Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển các hoạt động thương mại để đưa “thương hiệu” nhãn lồng Hưng Yên vươn ra thị trường quốc tế. Sau nhiều nỗ lực, mới đây, nhãn lồng Hưng Yên đã chính thức “lấn sân” sang Singapore, tham gia vào thị trường tiêu thụ nông sản của nước này với những cơ hội tiềm năng đang chờ đón phía trước. Chưa dừng lại ở đó, Hưng Yên còn tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ mở rộng thị trường tiêu thụ, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước cho nhãn lồng nói riêng và nông sản của tỉnh nói chung.
Nhãn lồng Hưng Yên “có mặt” tại thị trường Singapore
Đặc sản nhãn lồng Hưng Yên có giấy chứng nhận Vietgap lần đầu tiên được xuất chính ngạch và bày bán tại thị trường Singapore kể từ đầu tháng 8 với giá 220.000 đồng/kg. Cụ thể, 500kg nhãn lồng Hưng Yên đã chính thức được bày bán ở hệ thống phân phối trái cây cao cấp Hương Quê Việt tại Singapore với giá 13 đôla Singapore (tương đương 220.000 đồng)/kg. Nhãn xuất khẩu được cắt cành, đóng theo quy cách 1kg/hộp nhựa hoặc 5kg/hộp giấy để thuận tiện làm quà tặng. Trên hộp có mã QR để khách hàng tìm hiểu thêm về câu chuyện, thông tin xuất xứ, cách trồng nhãn lồng Hưng Yên.
Nhãn lồng của tỉnh này có đặc trưng quả to, cùi dày giòn có gân, ráo nước. Nhãn có vị ngọt đậm, hương thanh mát riêng biệt. Hưng Yên có nhiều giống nhãn đặc sản khác nhau. Ví dụ như Hương Chi (chiếm 35% sản lượng), Miền Thiết (chiếm 30% sản lượng). Riêng nhãn Đường Phèn được đánh giá là đứng đầu về chất lượng. Mùa nhãn lồng Hưng Yên kéo dài từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 9 hằng năm.
Tiềm năng tiêu thụ
Bà Nguyễn Ngọc Huyền – CEO Mia Fruit là đơn vị xuất khẩu nhãn lồng Hưng Yên. Bà cho biết, lô hàng đầu tiên này có sản lượng 500 kg. Trong đó, có 300 kg đã được cắt cành và đóng hộp. Số còn lại để cành tự nhiên theo nhu cầu của khách hàng.
Bà Nguyễn Ngọc Huyền đánh giá, triển vọng tiêu thụ của nhãn lồng Hưng Yên tại Singapore là rất lớn. Đặc biệt, đối tượng khách hàng tiềm năng là những người Việt đang sinh sống và làm việc tại đây. “Phân khúc khách hàng cao cấp, đặc biệt là người Việt Nam sinh sống tại Singapore đang đón nhận lô nhãn đầu tiên này rất tốt. Với 500 kg xuất khẩu sang thì đa số đều có đơn đặt hàng trước”, bà Huyền nói.
Phía đơn vị xuất khẩu cũng đưa ra nhận định rằng, ngoài nhãn lồng Hưng Yên, tại Việt Nam có rất nhiều giống nhãn ngon. Có thể kể đến như nhãn Sơn La, nhãn tiêu da bò,… Ngoài ra còn có nhãn xuồng cơm vàng tại các tỉnh miền Tây.
Hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
Theo báo cáo của tỉnh Hưng Yên, năm 2021 tổng diện tích trồng nhãn toàn tỉnh lên đến 4.800ha. Sản lượng ước đạt 50.000 – 55.000 tấn, cao hơn từ 15 – 20% so với năm trước. Tuy vậy, dịch Covid-19 khiến việc tiêu thụ nông sản của tỉnh gặp nhiều khó khăn. Mới đây Bộ Công Thương đã phối hợp UBND tỉnh Hưng Yên và các bộ, ngành, địa phương tổ chức hội nghị trực tuyến “Kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn và nông sản tỉnh Hưng Yên năm 2021”. Hội nghị được diễn ra với mục tiêu tăng cường quảng bá thương hiệu. Đồng thời xúc tiến thương mại sản phẩm nhãn. Các mặt hàng nông sản khác của tỉnh cũng không ngoại lệ. Qua đó mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
Xúc tiến thương mại
Hội nghị được tổ chức với sự tham gia của 12 điểm cầu trong nước. Ngoài ra còn có 60 điểm cầu nước ngoài từ 21 quốc gia, vùng lãnh thổ. Mục đích nhằm xúc tiến thương mại, đặc biệt trên nền tảng số. Điều này giúp tăng cường kết nối chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó còn mang đến nhiều cơ hội tiềm năng cho nhãn Hưng Yên. Qua đó, góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Văn Thơ, Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên cho biết, ngay từ đầu năm, nhằm chủ động trong công tác tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm nông sản của tỉnh, Sở Công Thương đã làm việc với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tìm giải pháp mở rộng thị trường cho nông sản Hưng Yên, đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 10/6/2021 về việc tổ chức hội nghị.
Một số sự kiện hỗ trợ khác
Trong khuôn khổ Hội nghị còn diễn ra nhiều hoạt động hỗ trợ khác. Điển hình là hoạt động “Khởi động chương trình đưa nhãn và nông sản Hưng Yên lên Sàn thương mại điện tử”. Bên cạnh đó là chương trình Ký kết hợp tác tạo điều kiện lưu thông. Qua đó giúp tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nhãn và nông sản Hưng Yên. Đồng thời mở rộng các kênh phân phối ở thị trường trong nước. Ngoài tra còn có sự kiện “Cắt băng xuất hành đưa nhãn lồng Hưng Yên vào các hệ thống phân phối”. Bên lề Hội nghị, tỉnh Hưng Yên tổ chức khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm nhãn. Một số mặt hàng nông sản tiêu biểu khác của tỉnh cũng được trưng bày tại đây.
Thứ trưởng Bộ Công Thương, Đỗ Thắng Hải chia sẻ, sản lượng thu hoạch nhãn năm 2021 cao hơn từ 15-20%, hơn 60% đạt chuẩn VietGAP. Bộ Công Thương khẳng định luôn đồng hành cùng các địa phương. Qua đó thúc đẩy mở rộng kênh phân phối truyền thống và hiện đại. Đồng thời tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường thế giới. Nhãn hiệu hàng hóa “Nhãn lồng Hưng Yên hương vị tiến vua” hiện nay đã được đăng ký bảo hộ. Đồng thời, nó cũng được công nhận chỉ dẫn địa lý.