Người cao tuổi dễ gặp phải các bệnh tim mạch nhất trong mọi lứa tuổi

Tuổi càng cao thì khả năng mắc các bệnh khác nhau càng lớn, trong số đó chắc chắn phải nói đến các bệnh về tim mạch. Đây thường là các bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của người cao tuổi có thể dẫn tới đột quỵ hay kéo theo những căn bệnh khác như thiếu máu,… Chính vì vậy để hạn chế tác động xấu của những bệnh về tim mạch lên sức khỏe của người cao tuổi chúng ta nên trang bị những kiến thức cần thiết cho họ để nhận biết căn bệnh này. Bên cạnh đó là có phương pháp điều trị kịp thời khi phát hiện ra bệnh để đảm bảo sức khỏe về lâu về dài.

Người cao tuổi là đối tượng dễ gặp phải các bệnh về tim mạch

Khi các mạch máu dần xơ cứng và giảm tính đàn hồi. Nó sẽ khiến tim làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho cơ tim bị dày lên, gây ra các bệnh tim mạch ở người cao tuổi. Các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi là xơ vữa động mạch. Chúng khiến cấu trúc mạch máu bị biến đổi, lòng mạch hẹp lại và thành mạch dày lên.

Có nhiều thay đổi dễ dẫn đến bệnh lý
Có nhiều thay đổi dễ dẫn đến bệnh lý

Những thay đổi này dẫn đến các bệnh lý như:

– Cao huyết áp

– Xơ vữa các mạch máu gây thiếu máu cơ tim, thiếu máu não

– Nặng hơn là gây ra nhồi máu cơ tim, đột quỵ não

– Rối loạn nhịp tim, suy tim

Những nguyên nhân đem đến bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Khi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa, các mạch máu sẽ giảm dần tính đàn hồi. Chúng gây xơ vữa mạch máu, khiến lòng mạch máu hẹp lại. Vì vậy tim phải hoạt động nhiều hơn để có thể cung cấp đủ máu để nuôi các tế bào, các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Xơ vữa mạch máu khiến dòng chảy của máu tăng lên, áp lực chảy tăng lên. Điều đó gây ra bệnh tăng huyết áp – một trong bệnh tim mạch ở người già thường gặp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức và số lần co bóp sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là suy tim.

Các mạch máu bị xơ cứng và giảm dần sự đàn hồi khiến tim hoạt động cật lực hơn cả về sức co bóp lẫn tần số tim. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm thành tim bị dày lên. Trong khi các mạch máu (có cả động mạch vành tim) bị xơ vữa lại hẹp, sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim. Nguy hiểm nhất là gây ra nhồi máu cơ tim.

Việc cần làm khi thấy triệu chứng của bệnh tim mạch

Khi gặp các triệu chứng như: đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng hoặc giảm đột ngột, … Cần nhanh chóng đưa người cao tuổi đến bệnh viện hoặc các sở sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và tư vấn về tình trạng sức khỏe.

Làm sao để phòng bệnh tim mạch ở người cao tuổi?

Để phòng ngừa các bệnh lý tim mạch thường gặp ở người cao tuổi, cần phải:

– Xây dựng và tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Tránh ăn nhiều chất béo, vì chất béo sẽ làm cho lượng cholesterol trong máu cao.

– Khi tình trạng cholesterol trong máu cao sẽ đóng mảng ở thành mạch máu.Chúng gây ra xơ vữa động mạch, dẫn đến hiện tượng nhồi máu cơ tim.

Phòng bệnh rất quan trọng
Phòng bệnh rất quan trọng

– Người lớn tuổi nếu bị béo phì cần giảm cân để phòng ngừa các bệnh tim mạch ở người già.

– Kiêng rượu, bia, thuốc lá. Chất nicotin trong thuốc lá sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, giảm oxy. Thậm chí là tăng đông máu và gây tổn thương thành mạch… Uống nhiều rượu làm tăng triglyceride sẽ đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

– Tăng cường vận động cơ thể để giúp tăng tiêu hao năng lượng. Giúp hạ nồng độ cholesterol trong máu, hạ huyết áp. Việc vận động sẽ làm tăng sức mạnh của cơ bắp, giúp tim và mạch máu tăng tính đàn hồi tốt và dẻo dai.

– Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người không thường xuyên hoặc không vận động sẽ đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn. So với người chăm chỉ tập luyện và vận động, rèn luyện cơ thể.

– Cần hạn chế và tránh bị căng thẳng, stress. Khi bị stress, sẽ khiến nhịp tim tăng và làm tăng huyết áp. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân gây áp lực lên hệ thống tim mạch.

Kết luận

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh tim mạch ở người cao tuổi, cần thường xuyên khám và kiểm tra sức khỏe theo định kỳ, khoảng 6 tháng một lần. Nên đăng ký gói khám có bao gồm đo điện tim và xét nghiệm mỡ trong máu. Để tiện theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe. Đây là những việc cần làm để đảm bảo sức khỏe tim mạch cho bạn. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe tim mạch của bạn ở hiện tại và cả trong tương lai. Luôn chuẩn bị đầy đủ những kiến thức cần thiết để xử lý trong các tình huống bất ngờ phát sinh.

Trả lời