Giải pháp hỗ trợ đầu ra cho hàng trăm tấn trái cây Hậu Giang

Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang hiện tại đang có hàng trăm tấn trái cây đang vào mùa thu hoạch. Tình hình lưu thông hàng hóa khó khăn khiến các loại trái cây này không tìm được đầu ra. UBND tỉnh Hậu Giang đang tích cực kêu gọi các bên liên quan tập trung hỗ trợ thu mua trái cây cho bà con nông dân. Hình thành các điểm tập trung thu mua nông sản để giải quyết kịp thời những khó khăn của người dân. Chắc trong thời điểm hiện tại có rất nhiều khó khăn trong hoạt động thu mua, nhưng các địa phương sẽ tập trung những nguồn lực tốt nhất để tìm kiếm đầu ra cho trái cây Hậu Giang. Không những Hậu Giang và nhiều tỉnh khác ở ĐBSCL cũng gặp phải tình trạng này, rất cần được quan tâm giúp đỡ.

Hàng tấn trái cây Hậu Giang không có đầu ra

UBND tỉnh Hậu Giang vừa có Công văn về việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh. Theo UBND tỉnh Hậu Giang, hiện nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam. Việc đi lại giao thương gặp nhiều khó khăn do đang trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ các sản phẩm nông sản của nông dân.

Tại tỉnh Hậu Giang hiện có khoảng 52 tấn chôm chôm, 55 tấn dưa lê, 73 tấn nhãn… đang tới vụ thu hoạch nhưng gặp khó khăn trong tiêu thụ. Các sản phẩm này tập trung chủ yếu trên địa bàn TP. Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành A.

Biện pháp hỗ trợ thu mua trái cây cho bà con

Để kịp thời hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản cho bà con nông dân, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương thống kê số lượng mặt hàng nông sản tồn đọng, có bố trí điểm tập kết thu gom để Sở Công thương cùng với các đơn vị có liên quan thuận tiện trong việc tổ chức thu mua hỗ trợ trong nông dân được kịp thời.

Sự liên kết của các bên liên quan để tiêu thụ trái cây
Sự liên kết của các bên liên quan để tiêu thụ trái cây

Giao Sở Công thương chủ trì phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và địa phương tổ chức phát động, đăng ký trong doanh nghiệp, hợp tác xã, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hỗ trợ thu mua chôm chôm, dưa lê, nhãn… giúp nông dân trong lúc tiêu thụ khó khăn. Thường xuyên theo dõi, báo cáo tiến độ về tiêu thụ các sản phẩm và những khó khăn vướng mắc tham mưu. Đưa ra đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh có chỉ đạo kịp thời.

Nhiều phương án được UBND tỉnh Hậu Giang đề xuất

Trước đó ngày 29/7, UBND tỉnh Hậu Giang cũng đã tổ chức họp trực tuyến với các địa phương trong tỉnh về tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

Theo báo cáo tại cuộc họp, toàn tỉnh Hậu Giang hiện có trên 2.700 tấn nông sản còn tồn đọng trong dân do không có thương lái thu mua, hoặc thu mua cầm chừng. Trong đó, rau màu tồn đọng trên 75 tấn, trái cây tồn đọng gần 471 tấn. Sản phẩm thủy sản tồn đọng 2.060 tấn (chủ yếu là cá thác lác). Sản phẩm chăn nuôi tồn đọng 94,5 tấn. Dự kiến khả năng sản xuất nông sản trong tháng 8/2021 là trên 262 nghìn tấn. Trong khi nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh chỉ khoảng 21 nghìn tấn nông sản các loại.

Tập trung công tác thu hoạch nông sản cho người dân

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang đã đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo. Tổ chức thu hoạch lúa vụ Hè Thu đảm bảo phòng, chống dịch. Nghiên cứu, đề xuất thành lập các tổ thu hoạch, thu mua nông sản cho người dân trong thời gian thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, lưu ý đảm bảo an toàn phòng dịch, kiểm soát chặt chẽ lực lượng tham gia.

Đảm bảo các biện pháp thu mua trái cây an toàn
Đảm bảo các biện pháp thu mua trái cây an toàn

Các địa phương tổ chức các điểm thu mua tập trung tại các “luồng xanh” kể cả đường bộ lẫn đường thủy. Tổng hợp nhu cầu nông sản cung cấp cho các điểm cách ly tập trung trên địa bàn. Tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. Không để vì nhu cầu thị trường mà sử dụng phương thức canh tác không an toàn. Ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.

Mít Thái là loại trái cây rớt giá mạnh nhất trong những ngày qua ở tỉnh Hậu Giang. Trước đây mít bán ở mức vài chục ngàn đồng/kg, nhưng hiện nay chỉ còn ở mức 3.000 – 5.000 đồng/kg. Giá rẻ đi kèm với việc thiếu người mua, mít chín không kịp thu hoạch, nhiều nhà vườn đành phải bỏ. Ông Lê Văn Tác, ở xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp cho biết, mấy năm trước không có dịch, giá mít có giao động nhưng trồng mít cũng hiệu quả. Giờ có dịch giá mít giảm thấp nên thu nhập từ trồng mít rất bấp bênh. Không chỉ mít Thái, các loại trái cây khác như xoài, chanh không hạt, dưa lưới… cũng rớt giá mạnh.

Trả lời