Giá lúa khu vực ĐBSCL tăng nhẹ khiến người nông dân rất phấn khởi

Các tỉnh ở khu vực ĐBSCL đang bước vào thu hoạch vụ lúa hè thu, nhưng tình hình giá cả năm nay không được ổn định. Do gặp khó khăn về lưu thông hàng hóa trong thời kỳ giãn cách, các thương lái khó mua và vận chuyển được lúa sau thu hoạch, giá lúa vì thế cũng biến động thấp. Tuy nhiên, nhờ có sự phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bên có liên quan đến việc thu mua lúa. Giá lúa đã có xu hướng tăng nhẹ khiến người nông dân rất phấn khởi. Nguồn vốn bỏ vào chăm sóc lúa của nhiều hộ nông dân tăng cao trong vụ hè thu này do giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Nếu giá lúa quá thấp họ sẽ không thu hồi được vốn, thậm chí lỗ nặng.

Giá lúa khu vực ĐBSCL có xu hướng tăng lên

Sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp liên quan triển khai nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân thu hoạch, tiêu thụ lúa, trong những ngày qua, giá lúa tại ĐBSCL có xu hướng nhích lên.

Nông dân Nguyễn Công Lý (xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết giá các giống lúa như IR 50404, OM 18, OM 5451… Đều tăng khoảng 100 đồng/kg so với cách đây vài ngày, nhưng vẫn ở mức thấp. IR 50404 từ 4.600-4.700 đồng/kg, các giống lúa OM từ 5.800-6.000 đồng/kg. “Thương lái gọi cho tôi và đồng ý mua lúa giá cao hơn mấy hôm trước. Nhưng giờ giãn cách đâu có di chuyển được mà mua” – ông Lý nói.

Giá vật tư nông nghiệp cao khiến nông dân lao đao

Ngoài ra, giá vật tư nông nghiệp tăng đã làm tăng chi phí sản xuất. Trong đó giá phân urê khoảng 650.000 đồng/bao. Phân DAP khoảng 800.000-900.000 đồng/bao, tăng khoảng 300.000-400.000 đồng/bao. Chi phí cho vụ hè thu từ 2,5 triệu-3 triệu đồng/công. Với giá lúa thấp, nông dân chỉ có hòa hoặc lỗ vốn.

Giá phân bón tăng cao
Giá phân bón tăng cao, người nông dân khó thu hồi vốn

Ông Nguyễn Hương Liên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cho biết, nguyên nhân giá phân bón tăng cao thời gian qua là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh tại một số địa phương trong nước và các quốc gia trên thế giới khiến việc sản xuất, cung cấp của doanh nghiệp bị đình trệ.

Đại dịch Covid-19 khiến ngành vận tải gặp khó khăn, việc vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa. Nguyên vật liệu bị ảnh hưởng dẫn đến khan hiếm nguồn cung. Cước phí vận chuyển tăng lên kéo theo giá phân bón cũng thay đổi. Thêm vào đó, các nhà cung cấp nguyên liệu nhập khẩu đều thông báo tăng giá. Buộc nhà sản xuất trong nước cũng phải tăng giá bán.

Kế hoạch thu mua lúa hè thu tại TP Cần Thơ

Cần Thơ lên kế hoạch chặt chẽ thu mua lúa cho nông dân
Cần Thơ lên kế hoạch chặt chẽ thu mua lúa cho nông dân

“Cần Thơ đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa hè thu. Địa phương đang có phương án thu mua lúa thu đông cho nông dân thu hoạch vào cuối tháng 9. Trong đó, đang giao cho địa phương nắm danh sách hộ nông dân, chủ cơ sở gặt đập liên hợp, nhân công bốc vác, lò sấy, thương lái… Để ưu tiên cho họ tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Nhằm thuận lợi trong việc thu mua lúa” – ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, thông tin.

Cũng theo ông Nghiêm, trước đó TP Cần Thơ đã đề xuất với Bộ NN-PTNT hỗ trợ cho doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi để mua tạm trữ lúa cho nông dân.

Trả lời