Giá hạt tiêu tăng đáng kể, cơ cấu thị trường xuất khẩu chuyển dịch mạnh

Theo các số liệu thống kê gần đây cho thấy, thị trường hạt tiêu nước ta vẫn hoạt động khá sôi nổi dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Theo thông tin mới nhất, giá thành của hạt tiêu trong nước có dấu hiệu tăng mạnh, cao hơn nhiều so với mức giá đầu năm và có thể sẽ duy trì mức tăng trưởng trong khoảng thời gian này. Bên cạnh đó, năm 2021 cũng ghi nhận những bước chuyển đổi mạnh mẽ trong cơ cấu xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sang thị trường các nước khác, nhìn chung dù có sự suy giảm về tổng sản lượng xuất khẩu nhưng tổng trị giá lại tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường hạt tiêu trong nước

Theo đó, so với cuối tháng 7/2021, giá hạt tiêu đen tháng 8/2021 trong nước tăng từ 1,4% đến 5,6%. Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh nhiều loại nông sản bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Cụ thể, mức tăng thấp nhất là 1,4% tại tỉnh Đồng Nai. Mức tăng cao nhất là 5,6% tại huyện Chư Sê tỉnh Gia Lai, lên mức 73.000 – 77.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 113.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/ kg (tăng 0,9%) so với cuối tháng 7/2021 và tăng mạnh so với 66.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2020.

Giá thành của hạt tiêu tăng mạnh trong tháng 8
Giá thành của hạt tiêu tăng mạnh trong tháng 8

Theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu nội địa sẽ tăng cao trong tháng 8/2021 do các đơn vị xuất khẩu tăng mua để bù vào lượng tiêu dự trữ thiếu hụt trong kho. Với tình hình khan hiếm như hiện nay, có thể giá tiêu sẽ tiếp tục đà tăng trưởng trong tháng 8 này. Giá hạt tiêu tăng trong mấy tháng qua giúp nông dân phấn khởi vì sau thời gian trữ tiêu cũng đến thời điểm xuất bán, tăng lợi nhuận, còn doanh nghiệp cũng sẽ được vực dậy sau thời gian trầm lắng.

Tình hình xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam

Năm 2021, ngành hạt tiêu của Việt Nam có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng giảm về lượng, nhưng tăng mạnh về trị giá, trong khi xuất khẩu hạt tiêu đen xay và hạt tiêu trắng xay tăng mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Với đà tăng giá hạt tiêu hiện nay, ngành hạt tiêu Việt Nam với nhiều tiềm năng phát triển đang có động lực trở lại vị thế xuất khẩu tỷ USD như 5 năm trước đây.

Hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen nửa đầu năm 2021, xuất khẩu đạt 118,54 nghìn tấn. Tổng sản lượng tương đương với trị giá 366,35 triệu USD. Mức xuất khẩu giảm 11,2% về lượng, nhưng tăng 38,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, lượng hạt tiêu đen xuất khẩu sang nhiều thị trường chính giảm. Một số thị trường điển hình như: Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Đức, Nga.

Xuất khẩu hạt tiêu đen giảm về lượng nhưng tăng về trị giá
Xuất khẩu hạt tiêu đen giảm về lượng nhưng tăng về trị giá

Ngược lại, lượng hạt tiêu đen xuất khẩu sang các thị trường tăng. Trong đó bao gồm: Hoa Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Pháp, Ai-Len, Pa-kít-xtan. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đen trong nửa đầu năm 2021 đạt 3.090 USD/tấn. Mức giá này tăng 55,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đen sang một số thị trường ghi nhận mức tăng trưởng cao. Cụ thể, Ai-len tăng 294%, lên 3.592 USD/tấn. Các Tiêu vương quốc Ả rập Thống nhất tăng 79,3%, lên 3.327 USD/tấn. Nước Pháp tăng 64,5%, lên 2.978 USD/tấn.

Hạt tiêu trắng

Hạt tiêu trắng xay nửa đầu năm 2021, xuất khẩu đạt 3,85 nghìn tấn. Tổng trị giá là 17,33 triệu USD. Vậy, nhập khẩu tăng 84,1% về lượng và tăng 114,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu hạt tiêu trắng xay sang nhiều thị trường tăng. Trong đó điển hình như: Hoa Kỳ, Anh, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Nam Phi.

Thị trường nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan

Cũng theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế, nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan trong quý II/2021 đạt 1,53 nghìn tấn. Tổng trị giá nhập khẩu là 7,13 triệu USD. Theo đó, nhập khẩu tăng 3,4% về lượng và tăng 18,6% về trị giá so với quý I/2021. Đồng thời giảm 14,3% về lượng, nhưng tăng 13,5% về trị giá so với quý II/2020.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan giảm. Nguyên nhân là do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Nước này phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt và kéo dài. Nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt trên 3 nghìn tấn. Tổng trị giá 13,14 triệu USD. Tuy giảm 10,3% về lượng, nhưng tăng 10,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Về diễn biến giá, 6 tháng đầu năm 2021, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Thái Lan đạt 4.359 USD/tấn. Mức giá này tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá nhập khẩu hạt tiêu của Thái Lan từ Việt Nam tăng mạnh. Trong khi đó, giá nhập khẩu từ In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a giảm.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam tại Thái Lan

Về thị trường, 6 tháng đầu năm 2021, Thái Lan giảm nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam. Thế nhưng, nước này lại tăng mạnh nhập khẩu từ các thị trường cung cấp khác. Điển hình như: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc, Phi-líp-pin. Cụ thể như sau: Thái Lan nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 2,32 nghìn tấn. Tổng trị giá là 9,44 triệu USD, giảm 11,3% về lượng. Thế nhưng vẫn tăng 16,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Hạt tiêu Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan
Hạt tiêu Việt Nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan chiếm 76,96%. Số liệu này được thống kế trong 6 tháng đầu năm 2021. Tỷ trọng này thấp hơn so với 77,83% trong 6 tháng đầu năm 2020. Ngược lại, Thái Lan tăng nhập khẩu hạt tiêu từ In-đô-nê-xi-a. Mức tăng 21,7% về lượng và tăng 14,2% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2020. Tổng sản lượng nhập khẩu đạt 460 tấn, trị giá 1,58 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2021. Thị phần hạt tiêu của In-đô-nê-xi-a trong tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan tăng từ 11,24% trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 15,25% trong 6 tháng đầu năm 2021.

Trả lời