Đề xuất tháo bỏ mọi khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản

Như tất cả mọi người cũng đã biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh hiện nay. Đã có khá nhiều chủ đầu tư quan tâm đặt ra những câu hỏi. Liệu cuối năm nay thị trường bất động sản có ổn định lại hay không? Đây quả là một câu hỏi rất khó để giải đáp được. Bởi dịch bệnh chúng ta không thể nói trước được điều gì cả. Điều này nó còn phụ thuộc vào khả năng của việc kiểm soát dịch bệnh. Chưa kể đến các doanh nghiệp liệu họ có thể chống chọi nổi nữa hay không. Chính vì thế, mà hiện tại các bộ xây dựng đang cố gắng đề xuất tháo bỏ mọi khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản. Và hy vọng cơ hội phục hồi nhanh nhất để tạo nên một sự bùng nổ mạnh mẽ.

Lo ngại thị trường bất động sản suy giảm

Theo Bộ Xây dựng, trong quý 2/2021, cả nước chỉ có 69 dự án nhà ở thương mại được cấp phép, bằng 21% so với cùng kỳ năm 2020. Ở góc độ địa phương, năm 2019, TP. Hà Nội có 61 dự án, TP.HCM có 47 dự án đủ điều kiện bán nhà, giảm khoảng 80% so với các năm trước đó. Năm 2020, TP. Hà Nội có 19 dự án, TP.HCM có 22 dự án được cấp. Dự báo, nếu cả nước tiếp tục phải giãn cách, việc các công trình ngừng thi công sẽ dẫn đến nhiều dự án bất động sản không thể bàn giao nhà đúng tiến độ. Điều này có thể dẫn tới thiếu hụt nguồn cung trầm trọng.

Lo ngại thị trường bất động sản suy giảm
Tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển hơn

Ông Nguyễn Hoài Giang, Giám đốc Công ty CP Bất động sản HNLand cho rằng. Nguồn cung của thị trường vốn đang bị hạn chế bởi cơ quan quản lý đang siết chặt việc phê duyệt, cấp phép cho các dự án mới. Hiện, nhiều doanh nghiệp tiếp tục đứng ngồi không yên khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nguy cơ các tỉnh thành phải kéo dài thời gian giãn cách khiến các doanh nghiệp không thể triển khai thi công, kéo theo tiến độ xây dựng bị ảnh hưởng. Số lượng căn hộ mở bán sẽ bị sụt giảm, ảnh hưởng đến giá bán nhà và nhu cầu tiếp cận nhà ở của người dân.

Dịch Covid-19 kéo dài đang đẩy thị trường BĐS rơi vào tình cảnh “đóng băng”

Sự bùng phát trở lại của dịch bệnh Covid-19 đang làm trầm trọng thêm những khó khăn của các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản. Trước tình trạng này, một số doanh nghiệp và hiệp hội đã đồng loạt đưa ra đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn. Tại một số các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16. Các công trình xây dựng, dự án bất động sản cũng phải tạm dừng thi công. Nó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ bàn giao nhà cho khách hàng theo cam kết hợp đồng. Nhiều người mua nhà rơi vào tình cảnh khó khăn do thu nhập giảm. Cộng thêm gánh nặng trả lãi vay ngân hàng.

Dịch Covid-19 kéo dài đang đẩy thị trường BĐS rơi vào tình cảnh “đóng băng”
Khó khăn của các doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh bất động sản phải dừng hoạt động

Trước thực trạng này, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa gửi văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản, khách hàng vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Cụ thể, HoREA đề nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm đối với các khoản vay của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, nhà đầu tư, khách hàng vay mua nhà; xem xét không chuyển nhóm nợ (xấu hơn) đối với các khoản vay đến hạn; xem xét, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp bất động sản được tiếp cận các khoản vay mới để triển khai thực hiện dự án.

Đề xuất gỡ khó cho các doanh nghiệp BĐS

Bên cạnh đó, HoRea cũng kiến nghị Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế xem xét hỗ trợ về thuế, tiền sử dụng đất như: cho phép giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất dự án nhà ở thương mại đến hết năm 2021. Chưa thu thuế cho thuê nhà của cá nhân trong năm 2021… Từ đó nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Cho người nộp thuế do tác động của đại dịch Covid…

Đề xuất gỡ khó cho các doanh nghiệp BĐS
Bộ Tài Chính đang cố gắng xem xét hỗ trợ doanh nghiệp BĐS

Đề nghị có giải pháp xử lý đối với các trường hợp nhà đầu tư có quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hoặc có quyền sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch; theo quy định của pháp luật về đất đai. Nhưng lại không được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại…

Đại diện Bộ Xây dựng cho biết, các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản nhằm đưa các giải pháp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng thị trường bất động sản. Nhiều DN mong muốn, trong thời điểm giãn cách, họ sẽ tập trung nguồn lực. Để thực hiện các thủ tục pháp lý cho các dự án mới. Khi việc bán hàng trực tiếp bị ngưng trệ. Tuy nhiên, để thực hiện trôi chảy, vẫn cần sự hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn. Về các thủ tục từ phía các cơ quan chức năng.

Trả lời