Theo trang Digitimes, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được dự đoán sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc trong vòng 5 năm tới. Mặc dù đang hứng chịu đại dịch COVID-19 nhưng công nghiệp điện tử Việt Nam vẫn không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài vào trong nước. Công nghiệp bán dẫn được coi là động lực phát triển của nhiều ngành công nghiệp và là một trong 9 sản phẩm công nghệ chất lượng cao của Việt Nam. Bên cạnh việc tham gia sâu rộng vào hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam còn là điểm đến của nhiều công ty sản xuất các sản phẩm điện – điện tử trên thế giới. Việt Nam vẫn không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành điện tử bất chấp ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Kỳ vọng vào ngành công nghiệp điện tử
Theo trang thông tin công nghệ Digitimes trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc) cho hay, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn không ngừng thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện tử. Các công ty điện tử nước ngoài vẫn duy trì nhà máy ở miền Bắc Việt Nam bất chấp dịch bệnh Covid-19. Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vượt bậc trong 5 năm tới.
Theo Fitch Solutions, các khu công nghiệp của Việt Nam vẫn thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong ngành điện tử, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại. Khoảng 65% công ty điện tử nước ngoài chọn đặt trụ sở tại miền Bắc. Trong khi 30% chọn các khu công nghiệp ở miền Nam. Số còn lại chọn “lập nghiệp” ở miền Trung. Việt Nam cũng được đánh giá là một trong những nước xuất khẩu điện tử chủ lực. Và đang xếp thứ 12 trên thế giới.
Theo công ty khảo sát và tư vấn về công nghệ Technavio, ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép. Dự kiến tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 19%, tương đương khoảng 6,16 tỷ USD. Trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2024. Lĩnh vực bán dẫn được coi là động lực cho nhiều ngành công nghiệp. Và là một trong 9 sản phẩm công nghệ giá trị cao tại Việt Nam.
Việt Nam trở thành điểm đến triển vọng của các nhà đầu tư
Theo Counterpoint Research, lượng xuất xưởng điện thoại thông minh của Việt Nam trong quý 2/2021 tăng 11% so với cùng kỳ năm 2020. Trong bối cảnh đợt dịch lần thứ 4 khiến nhiều địa phương phải giãn cách xã hội. Tuy nhiên các khu công nghiệp của Việt Nam vẫn thu hút đáng kể vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là ngành công nghiệp điện tử. Trong nửa đầu năm, Việt Nam có 613 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào 18 ngành, lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu. Với tổng vốn đầu tư đạt 6,1 tỷ USD, chiếm hơn 43% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Báo cáo gần đây của Fitch Solutions nêu rõ ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của Việt Nam sẽ tăng trong năm 2021. Nhờ triển khai tiêm chủng vaccine toàn cầu. Và nhu cầu đối với các ngành xuất khẩu chủ lực tăng mạnh. Ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục tăng tốc. Nhờ sức mua, nhân khẩu học và xu hướng hiện đại hóa kinh tế. Giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến triển vọng trong khu vực. Khi các nhà cung ứng bắt đầu khai thác tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Và chuyển hương khai thác dòng người mua lần đầu.