Chứng khoán HoSE chính thức vận hành hệ thống giao dịch mới

HoSE là một trong những trung tâm giao dịch chứng khoán lớn ở Việt Nam. HoSE là tên viết tắt của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập năm 1998. Sở có tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán HoSE được chính thức đưa vào hoạt động là vào ngày 20 tháng 7 năm 2000. Sau đó 1 tuần, trung tâm HoSE đã có được phiên dao dịch đầu tiên với 02 doanh nghiệp, 6 công ty chứng khoán thành viên. Tính đến hiện tại, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã hoạt động được 11 năm. Trong khoảng thời gian hoạt động, HoSE đã có trải qua nhiều biến đổi. Mới đây, Sở đã thay đổi hệ thống vận hành giao dịch mới do FPT cung cấp.

Mô hình của HoSE như thế nào?

Trụ sở của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam là công ty mẹ được tổ chức theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Nó do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ với vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng; có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng thương mại trong nước; hạch toán độc lập, thực hiện chế độ tài chính, chế độ báo cáo thống kê, kế toán, kiểm toán và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. HoSE và các công ty con có chức năng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán.

Hệ thống mới của HoSE trong những ngày đầu

Hệ thống mới của HoSE được nhà đầu tư khen “nhanh”, “mượt”. Quang Đạt – chuyên viên quản lý quỹ đầu tư của một ngân hàng lớn – nói rằng ấn tượng lớn nhất với hệ thống mới là mọi thứ tức thì, từ việc gửi lệnh, nhận kết quả đến bảng điện tử “nhấp nháy chóng mặt”. VN-Index và thanh khoản trong giai đoạn nghẽn lệnh có khi mất 30 phút để cập nhật một lần. Nó khiến nhà đầu tư mù mờ thông tin thì nay hoàn toàn khác.

“Như thế mới đúng bản chất giao dịch hàng hoá trên thị trường chứng khoán”, Đạt chia sẻ. Anh kể thêm, nhiều bạn bè đùa rằng giá như phiên 6/7 vẫn dùng hệ thống cũ thì buổi chiều có thể bị nghẽn, tức lệnh bán ồ ạt không đi và VN-Index đã không trượt đến 56 điểm. Nhưng không phải giao dịch tại công ty chứng khoán nào cũng “mượt”. Chỉ sau ba ngày vận hành, hệ thống riêng của vài công ty chứng khoán lại thay phiên báo lỗi.

Các sự cố hay gặp sau khi HoSE thay đổi hệ thống

Điển hình trong sáng 5/7, không lâu sau khi kết nối thành công với HoSE, YSVN thông báo nhà đầu tư không thể truy cập bảng giá trên website và ứng dụng. Bởi vì các dịch vụ bị gián đoạn để nâng cấp hệ thống từ 9h đến 13h50. Trong lúc đó, nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh thông qua nhân viên quản lý tài khoản. Một số nhà đầu tư có tài khoản tại Công ty Chứng khoán Bản Việt cùng lúc đó cho hay giao dịch gặp trục trặc. Đặc biệt là khi lệnh mua không khớp được thoả mãn giá. Tại Công ty Chứng khoán Kỹ thương thì bảng giá không hiển thị lịch sử khớp lệnh. Công ty Chứng khoán Tân Việt có đồ thị giá không khớp những nơi khác.

Công ty Chứng khoán Kỹ thương là một trong những công ty chứng khoán bị gặp vấn đề
Công ty Chứng khoán Kỹ thương là một trong những công ty chứng khoán bị gặp vấn đề

Hôm sau, tất cả sự cố này được khắc phục nhưng vấn đề lại phát sinh ở công ty khác. Công ty Chứng khoán VNDirect tối cùng ngày phát thông báo hệ thống giá xảy ra hiện tượng cập nhật chậm. Nó dẫn tới giá khớp một số cổ phiếu trong phiên khớp lệnh xác định giá đóng cửa không đúng. Phiên giao dịch sáng 7/7, Công ty Chứng khoán SSI đề nghị nhà đầu tư hạn chế đặt lệnh mới. Bởi vì, xuất hiện tình trạng ghi nhận lệnh chậm và không cập nhật chính xác trạng thái lệnh. Không lâu sau, SSI thông báo dừng các kênh nhận lệnh để đội ngũ kỹ thuật tìm lỗi.

Các lãnh đạo công ty lần lượt phàn nàn về vấn đề này

Hầu hết lãnh đạo công ty chứng khoán đều gặp hiện tượng chập chờn, dữ liệu hiển thị sai. Hoặc dịch vụ trực tuyến bị lỗi là những sự cố được phát hiện trên hệ thống của chính họ. Các lỗi không nghiêm trọng nên được khắc phục ngay trong ngày. Tổng giám đốc một công ty chứng khoán đặt trụ sở ở TP HCM đề nghị không nêu tên cũng thừa nhận hệ thống giải quyết được vấn đề nhức nhối sáu tháng qua là nghẽn lệnh. Nhà đầu tư có thể giao dịch thoải mái “như ôtô chạy một mình trên xa lộ”. Dù vậy, với số lượng nhiều và đa dạng lỗi như hiện nay, ông cho rằng thị trường có quyền đặt câu hỏi về tính ổn định và bền vững.

“Trước đây 73 công ty chứng khoán gặp sự cố duy nhất là nghẽn lệnh. Còn bây giờ mỗi nơi một kiểu sự cố và chưa biết ngày mai sẽ đến công ty nào”, vị này nói. Ông cho rằng xâu chuỗi tất cả sự cố thì nguồn căn đều đến từ việc chuyển đổi hệ thống cũ sang mới.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên

HoSE đưa ra nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng

Ông Lê Hải Trà – Tổng giám đốc HoSE – đều khẳng định hệ thống mới kết nối thành công với tất cả công ty chứng khoán thành viên và giao dịch mượt mà. Điều này thể hiện qua số lượng lệnh gửi vào hệ thống khoảng 1 triệu mỗi phiên. Con số cao hơn công suất tối đa của hệ thống cũ. Hơn nữa, nó còn cách tương đối xa so với công suất thiết kế hiện tại. Theo ông Trà, mỗi công ty chứng khoán có hệ thống giao dịch khác nhau. Mức độ đầu tư cho công nghệ, phần cứng, bảo mật… cũng khác nhau. Hệ thống của HoSE được cải tiến, tốc độ và tần suất trả thông tin cao hơn trước. Do đó, khi HoSE nâng cấp cũng là lúc một số công ty bộc lộ yếu kém.

Ông Lê Hải Trà – Tổng giám đốc HoSE đưa ra nguyên nhân phổ biến xảy ra sự cố
Ông Lê Hải Trà – Tổng giám đốc HoSE đưa ra nguyên nhân phổ biến xảy ra sự cố

Đồng quan điểm này, ông Dương Dũng Triều – Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) với tư cách là đơn vị hợp tác cùng HoSE xây dựng hệ thống đánh giá đây là nguyên nhân phổ biến nhất của những trục trặc ba ngày qua. “Trục trặc này không chỉ phát sinh từ hệ thống mới mà bản chất với hệ thống cũ của Thái Lan đã xảy ra”, ông Triều nói.

Hai nguyên nhân khác góp phần dẫn đến sự cố

Người đứng đầu FPT IS bổ sung thêm hai nguyên nhân khác dẫn đến sự cố cục bộ. Nguyên nhân thứ nhất là kỳ vọng của nhà đầu tư quá lớn nên lượng lệnh tăng đột biến. Thứ hai là hạ tầng các công ty chứng khoán chưa đáp ứng được kỳ vọng. Hơn nữa, bản thân các công ty chứng khoán cũng đang tinh chỉnh hệ thống của họ để tương thích với HoSE.

Đại diện HoSE và FPT IS đều nhấn mạnh, hệ thống mới được xây dựng trên tinh thần hạn chế tối đa việc thay đổi hệ thống của các công ty chứng khoán. Quá trình kiểm thử cũng diễn ra trong thời gian dài, giả lập nhiều sự cố. Họ đã tìm cách xử lý để đảm bảo khi vận hành chính thức đúng đắn và trơn tru. Tuy nhiên, rủi ro vẫn luôn tiềm ẩn. Đến nay, các bên cho biết vẫn theo dõi sát tình hình vận hành hệ thống. Điều này sẽ giúp khắc phục nhanh nếu phát sinh vấn đề.

Trả lời