Chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam tăng trưởng mạnh trong bối cảnh dịch

Trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch chế biến, xuất khẩu gỗ đạt 9,58 tỷ USD trong 7 tháng năm 2021, tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2021 được đánh giá là năm ngành chế biến, xuất khẩu gỗ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Tuy tốc độ tăng trưởng mạnh, nhưng ngành chế biến, xuất khẩu gỗ cũng đối mặt với không ít khó khăn. Nhất là khi tình hình dịch bệnh ở Việt Nam còn đang diễn biến khá phức tạp. Trong tình hình đó, Bộ Công Thương đã có các chương trình hướng dẫn nhằm tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại để khai thác thị trường lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và các thị trường mới nổi tiềm năng.

Chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam tăng mạnh

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,58 tỷ USD. Tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, sản phẩm gỗ đạt 7,44 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kỳ năm 2020. Các chuyên gia ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam đánh giá, đây là mức tăng trưởng vượt trội. Ngay cả trong tình huống Việt Nam và các quốc gia trên thế giới ứng phó dịch bệnh COVID-19.

Chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam tăng mạnh
Xuất khẩu gỗ Việt Nam tăng trưởng mạnh

Theo đó, dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp lên nhu cầu làm việc và sinh sống của người dân. Người tiêu dùng đã chủ động sắm sửa vật dụng, đồ gỗ. Để duy trì công việc và cuộc sống tại nhà, kéo theo ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, đặc biệt là đồ nội thất văn phòng, căn hộ rất khả quan. Theo ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội gỗ Bình Dương, hiện nay, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành chế biến gỗ Bình Dương đang tăng mạnh.

Thị trường Mỹ chiếm hơn 65% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Bình Dương. Tăng 81% so với cùng kỳ năm 2020. Thị trường Hong Kong (Trung Quốc) chiếm 8,5%, tăng hơn 47%. Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) chiếm 5,6%, tăng 43%. Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2020, ngành gỗ Việt Nam nói chung và ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Bình Dương nói riêng kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ tại các quốc gia trong khối châu Âu.

Những trở ngại Việt Nam phải đối mặt

Tuy nhiên, toàn ngành vẫn đang phải đối mặt với những trở ngại khách quan. Như tình trạng gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ. Hay vấn đề thiếu container rỗng để xuất hàng. Và chi phí vận chuyển đến các thị trường Mỹ, châu Âu tăng cao… Cụ thể:

– Hiện nay, cơ quan chức năng Mỹ rất quan tâm tới hoạt động đầu tư có dấu hiệu gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn cần phải cẩn trọng. Tránh trường hợp trở thành điểm trung chuyển hàng hóa cho quốc gia thứ ba. Nếu Mỹ ra lệnh trừng phạt ngành gỗ của Việt Nam, toàn ngành sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Những trở ngại Việt Nam phải đối mặt
Tình trạng thiếu container rỗng để xuất hàng qua các cảng quốc tế

– Cùng với những quy định mới của thị trường Mỹ, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam cũng đang đối mặt với một vấn đề chung của nền kinh tế thế giới. Đó là tình trạng thiếu container rỗng để xuất hàng qua các cảng quốc tế. Trước khi chuyển giao cho các khách hàng khắp thế giới.

– Theo báo cáo dữ liệu ngành logictics của SSI Research, Việt Nam không tham gia vào vận tải biển liên lục địa. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ nói riêng chịu tác động tiêu cực từ việc tăng giá cước trên các tuyến đường dài. Chi phí vận chuyển đến các thị trường Mỹ, châu Âu đã tăng từ 2-3 lần trong năm qua. Gần đây nhất là phí vận chuyển tăng lên 10 lần so với tháng 7/2021.

Trả lời