Hiện tại các nhà đầu tư tại nước ngoài chính là những nhà đầu tư tiềm năng đang tích cực đổ xô vào nửa đầu năm 2021 ở thị trường bất động sản. Trong khi đó nước Úc là điểm đến được khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến. Theo báo cáo từ các chuyên gia cho hay, các nhà đầu tư bất động sản nước ngoài có sự tăng trưởng đáng kể mạnh nhất ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Nó chiếm đến 41% trong tổng số 15,6 tỷ USD. Bao gồm có giao dịch về bất động sản văn phòng, bán lẻ, khu công nghiệp và ngay cả khách sạn, đang cố gắng hoàn tất trong năm.
Điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài
Theo báo cáo các thương vụ đầu tư châu Á – Thái Bình Dương quý II, năm 2021 của JLL (NYSE: JLL) cho thấy. Khối lượng đầu tư bất động sản thương mại ở khu vực này trong nửa đầu năm 2021 đạt 83,5 tỷ USD; tăng 39% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và công nghiệp tiếp tục gia tăng. Thì thị trường văn phòng và bán lẻ cũng ghi nhận sự phục hồi liên tục trong khu vực. Theo đại diện của JLL, khối lượng đầu tư trong hai quý đầu năm nay tiếp tục tăng. Nhưng vẫn thấp hơn giai đoạn trước đại dịch Covid-19, cụ thể là giảm 6% so với cùng kỳ 2019.
Trong khi thị trường đầu tư tại Nhật Bản bị suy yếu do gián đoạn của Covid-19. Các quốc gia Trung Quốc, Australia và Hàn Quốc là những thị trường chiếm 69% tổng khối lượng đầu tư. Phân tích của JLL về dòng vốn đầu tư trong quý II năm 2021 cho thấy tỷ lệ các khoản đầu tư vào lĩnh vực văn phòng, lĩnh vực hậu cần; công nghiệp và lĩnh vực bán lẻ lần lượt chiếm 31%, 30% và 30%.
Ông Stuart Crow – Giám đốc bộ phận Thị trường vốn châu Á – Thái Bình Dương của JLL cho biết. Về nhu cầu tăng về một thị phần logistics đã đẩy thị trường đầu tư bất động sản châu Á – Thái Bình Dương phát triển mạnh trong thời gian vừa qua. Và sự trở lại khi các nhà đầu tư tái khẳng định triển vọng tích cực của họ. Đảm bảo dòng vốn gia tăng đáng kể so với năm trước.
Giá trị giao dịch phát triển tăng mạnh
Với sự cạnh tranh từ các nhóm nhà đầu tư nước ngoài cho các danh mục đầu tư lớn. Các nhà đầu tư trong khu vực đã tích cực hơn ở cấp độ tài sản cá nhân. Thể hiện mối quan tâm đặc biệt đến các cơ hội bán và cho thuê lại.
Giao dịch công nghiệp và logistics
Các khoản đầu tư vào lĩnh vực hậu cần và công nghiệp đã tăng 215% so với cùng kỳ năm ngoái lên 15 tỷ USD. Được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của thương mại điện tử, chênh lệch lợi suất. Và nhu cầu đa dạng hóa tài sản nhắm vào các loại bất động sản linh hoạt hơn của các nhà đầu tư. Các giao dịch lớn đã diễn ra, đáng chú ý là thương vụ công ty hậu cần bất động sản ESR mua lại danh mục đầu tư. Trong đó bao gồm 45 nhà kho và các tài sản hậu cần liên quan thuộc danh mục Milestone của Blackstone tại Australia.
Trong suốt quý II, nhu cầu đầu tư văn phòng được cải thiện và đón nhận 15,5 tỷ USD. Các nhà đầu tư chú ý đến thị trường văn phòng khu vực trung tâm của Australia. Thị trường này đã ghi nhận mức hấp thụ ròng tích cực lần đầu tiên kể từ quý IV năm 2019. Các giao dịch chuyển nhượng và thuê lại bất động sản đã phổ biến và vượt quá 10% khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm 2021. Tăng từ mức trung bình 7% trong giai đoạn 2015-2020. Theo JLL, xu hướng này đang nở rộ tại Nhật Bản; nơi kể từ khi bắt đầu đại dịch, ngày càng nhiều doanh nghiệp phải tái chiến lược tài sản để cân đối tài chính. “Lĩnh vực công nghiệp và logistics đang trên đà tạo nên kỷ lục về khối lượng đầu tư trong năm 2021.
>> Xem thêm: Đất công nghiệp ở Đồng Nai chưa được chuyển sang mục đích sử dụng
Giao dịch bất động sản
Tương tự, tại Australia, nhiều tập đoàn đã chuyển sang giao dịch bán. Và thuê lại bất động sản của họ để củng cố tài chính và tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Các giao dịch bán và thuê lại nổi bật bao gồm trụ sở chính của Dentsu ở Tokyo. Đang được Hulic mua lại với giá lên tới 3 tỷ USD và cửa hàng hàng đầu của David Jones ở Sydney. Và được bán cho Charter Hall với giá 374 triệu USD với thời hạn thuê lại trong 20 năm.
Bà Regina Lim, Giám đốc Nghiên cứu Thị trường Vốn châu Á – Thái Bình Dương của JLL cho biết. “Chúng tôi dự báo lượng đầu tư vào lĩnh vực hậu cần. Và công nghiệp sẽ tăng gấp đôi lên 50-60 tỷ USD vào năm 2025. Với khẩu vị đầu tư vào các loại tài sản linh hoạt và sự tăng trưởng của các thương vụ bán và thuê lại. Chúng tôi kỳ vọng khối lượng đầu tư sẽ tăng từ 15 đến 20% cho cả năm 2021”.
“Chúng tôi kỳ vọng sẽ có nhiều thương vụ hơn nữa trong nửa cuối năm 2021. Khi các nhà đầu tư không ngừng tìm kiếm cơ hội mua bán và cho thuê lại bất động sản. Đồng thời quan tâm đến các tài sản đa dạng trong lĩnh vực hậu cần và công nghiệp; khoa học đời sống và nhà ở đa thế hệ”.
Bán lẻ và khách sạn
Báo cáo CBRE dự báo hoạt động đầu tư với lĩnh vực bán lẻ và khách sạn trong năm 2021. Sẽ được cải thiện so với năm 2020. Bán lẻ vẫn là một thị trường tiềm năng. Nhưng đại dịch Covid-19 khiến lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn. Nhiều mặt bằng thương mại bị bỏ trống và có nhiều chủ đầu tư đã chuyển đổi mục đích của các trung tâm thương mại. Một số nhà đầu tư nước ngoài đã thoái vốn; tạo điều kiện cho một số nhà đầu tư trong khu vực có thể sở hữu tài sản bán lẻ.
Về phân khúc khách sạn, việc đóng cửa biên giới quốc tế. Và nội địa tiếp tục gây xáo trộn lĩnh vực này. Tuy nhiên, một khi việc triển khai tiêm vắc xin được diễn ra trên diện rộng. Và đem lại hiệu quả, lĩnh vực này sẽ có cơ hội để phục hồi.