Các trường hợp công bố thông tin sai trong chứng khoán sẽ bị phạt

Hiện nay, có rất nhiều người tham gia vào các hoạt động chứng khoán. Chứng khoán được biết đến là một hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn ra để sinh lãi. Mức tiền lãi nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào số vốn bỏ ra. Trước khi bắt đầu tham gia vào các hoạt động chứng khoán thì cần phải nắm rõ các quy tắc. Nếu như bạn nắm chắc được những quy tắc, luật lệ thì bạn sẽ không bị phạt. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của trường hợp vi phạm sẽ có những mức phạt khác nhau. Mới đây, có một nhà đầu tư đã bị phạt hơn 40 triệu vì đã báo cáo sai hạn. Dưới đây sẽ phân tích rõ những lỗi sai mà nhà đầu tư này mắc phải để mọi người tránh.

Những mức phạt trong Nghị định số 156/2020/NĐ-CP

Tình trạng vi phạm trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn chưa có xu hướng giảm. Mặc dù, Chính phủ đã có chế tài xử phạt khá nặng, có nhiều giải pháp quyết liệt. Để ngăn chặn và răn đe tình trạng này, ngày 31/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Cụ thể, Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực chứng khoán là 3 tỷ đồng đối với tổ chức. Còn đối với cá nhân có mức phạt là 1,5 tỷ đồng.

Tăng cường xử phạt những trường hợp phạm luật trong chứng khoán
Tăng cường xử phạt những trường hợp phạm luật trong chứng khoán

Trong Nghị định này, Chính phủ cũng dành riêng 1 điều để quy định về xử phạt vi phạm quy định về công bố thông tin. Theo đó, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với các trường hợp vi phạm. Cụ thể là hành vi: Không tuân thủ đầy đủ quy định pháp luật về phương tiện, hình thức công bố thông tin; Không lưu giữ thông tin công bố theo quy định pháp luật. Phạt từ 50 đến 70 triệu đồng đối với hành vi phạm công bố thông tin không đúng thời hạn. Phạt từ 70 đến 100 triệu đồng với hành vi không công bố đối với thông tin phải công bố.

Phân tích những lỗi sai trong trường hợp của nhà đầu tư sau

Mức phạt mà nhà đầu tư phải chịu là bao nhiêu?

Ngày 04/8/2021, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 208/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Thị Hà Phương (quận Đống Đa, TP. Hà Nội). Theo đó, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt bà Phương với số tiền 30 triệu đồng. Bởi vì, bà có hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.

Tổng tiền phạt bà Phương là 45 triệu đồng
Tổng tiền phạt bà Phương là 45 triệu đồng

Đồng thời, cơ quan thanh tra cũng xử phạt thêm 15 triệu đồng. Do bà có hành vi công bố thông tin không đúng thời hạn khi có thay đổi về tỷ lệ cổ phiếu sở hữu. Bà đã thay đổi tỷ lệ qua ngưỡng 1% số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết. Các căn cứ xử phạt được dựa trên các quy định tại khoản 3 Điều 5, khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Những chi tiết cho thấy trường hợp bà Phương phạm luật

Được biết, ngày 18/12/2020, bà Nguyễn Thị Hà Phương đã mua 417.200 cổ phiếu Công ty cổ phần NHP (mã chứng khoán: NHP). Nó làm tỷ lệ có sau giao dịch lớn hơn 5% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của NHP. Con số tăng từ 3,97% lên 5,48%. Từ ngày 25/12/2020 đến ngày 19/03/2021, bà Nguyễn Thị Hà Phương tiếp tục mua tổng cộng 2.405.500. Hơn nữa, bà bán 44.200 cổ phiếu NHP dẫn đến thay đổi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu sau giao dịch vượt ngưỡng 1% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của NHP. Tỷ số tăng từ ngưỡng 5,48% lên 6,62%, 10,82%, 11,18%, 12,7% và 14,3%.

Tuy nhiên, đến ngày 19/04/2021, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội mới nhận được báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn. Đồng thời, Sở cũng nhận được các báo cáo thay đổi sở hữu cổ đông lớn của bà Hà Phương.

Trả lời