Đợt giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid – 19 vẫn đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành. Mọi người dân đều được yêu cầu không ra khỏi nhà nếu có lí do không thực sự cần thiết. Và thời gian qua cũng nổi lên tranh cãi khi hai bạn trẻ đi chưa bệnh cho mèo khi đang thực hiện lệnh giãn cách. Dẫu biết đối với những người nuôi động vật thì chúng như người thân của họ. Vì vậy việc đem chúng đi khám khi bị bệnh là điều rất quan trọng nhưng trong thời kỳ dịch bệnh căng thẳng như vậy là điều khó khăn. Vì thế các bạn nếu đang nuôi thú cưng hãy tham khảo bài viết bên dưới đây. Đây là hành động đẹp của một bác sĩ thú y trẻ quyết định mở tổng đài tư vấn chăm sóc điều trị bệnh cho thú cưng trong thời gian giãn cách khó ra ngoài.
Quyết định mở tổng đài chăm sóc chó mèo sau đợt dịch bùng phát
Những ngày này, điện thoại của Tô Văn Hiếu (Hà Nội) luôn bận rộn. Với các cuộc gọi từ chủ nuôi chó, mèo đang bị bệnh, có con bị rất nặng. Nhưng không thể mang đi chữa trị do giãn cách xã hội. Tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hiếu “bén duyên” với công việc chăm sóc thú cưng được 4 năm. Từ sau đợt dịch bùng phát vào đầu năm 2021, Hiếu bắt đầu nghĩ đến việc khám chữa bệnh cho thú cưng. Và anh bạn trẻ bắt đầu với mức phí hỗ trợ. Về sau, bạn quyết định mở “tổng đài”.
Từ những bài đăng chia sẻ trên hội yêu thú cưng, điện thoại của Hiếu bắt đầu “bận rộn” hơn. Với từ 10-30 cuộc gọi mỗi ngày từ chủ nuôi ở khắp nơi. Còn chưa kể hàng loạt tin nhắn nhờ tư vấn. “Có lần mình nhận cuộc gọi từ một chị chủ nuôi. Sau khi chị chia sẻ hình ảnh và thông tin về triệu chứng, mình chẩn đoán chú chó này mắc bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, mình được biết chị chủ đang thất nghiệp do dịch bệnh nên gặp khó khăn về tài chính”, Hiếu kể.
Nhận thấy ở người chủ có tình yêu thương động vật. Hiếu quyết định hỗ trợ một phần chi phí khám chữa bệnh cho người chủ. Từ đó giúp được chú chó qua cơn nguy kịch.
Khó khăn và hành trình ý nghĩa của anh chàng bác sĩ thú y
Dù cứu được nhiều trường hợp, Hiếu nói có nhiều lúc cũng cảm thấy bất lực. Là khi nhìn thấy các “bé” chó, mèo không qua khỏi do không thể trực tiếp đến chữa trị. Đó hầu hết là các trường hợp mắc bệnh quá nặng, đến giai đoạn cuối, hoặc không thể tự chữa tại nhà.
“Có một bạn chủ gọi cho mình nói là mèo của bạn đang bệnh, nhưng giờ các phòng khám đều không nhận nữa. Trước đó, bạn từng bị mất một chú mèo do bệnh giảm bạch cầu. Nghe đến đó, mình chỉ biết chia buồn vì bệnh này không tự chữa tại nhà được. Bạn ấy bật khóc ngay khi nghe mình nói”, Hiếu kể.
Hiếu dự kiến vẫn sẽ tiếp tục hành trình tư vấn, cứu chữa miễn phí cho chó, mèo từ xa trong mùa dịch. Bởi đây là điều tốt nhất cậu nghĩ mình có thể làm. Nó không chỉ để giúp đỡ các chủ nuôi, mà còn cho các “bé” thú cưng.
“Mình thấy niềm vui đơn giản chính là giúp được nhiều người, và nhận lại những tin nhắn cảm ơn, thông báo những chú chó, mèo đã qua cơn nguy kịch hoặc khỏi bệnh. Mình mong tình yêu thương động vật sẽ được lan tỏa đến nhiều người hơn nữa”, Hiếu chia sẻ.